Mặc dù Bộ GTVT đã
gia hạn cho các doanh nghiệp vận tải phải lắp xong thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT - gọi tắt là hộp đen) trong năm 2011 đối với các xe ô
tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly trên
500km, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe container, nhưng xem
ra khó có thể thực hiện đúng quy định. Đến thời điểm này, các doanh
nghiệp vận tải vẫn ở tâm thế “nghe ngóng”.
Tiếp tục “nghe ngóng”
Theo khảo sát tại các doanh nghiệp vận tải nằm
trong diện phải lắp đặt TBGSHT, nguyên nhân việc chậm trễ trên chủ yếu
do Nghị định 33 của Chính phủ quy định việc xử phạt xe không gắn hộp đen
đến ngày 1/7/2013 mới có hiệu lực, tức gần 2 năm nữa. Bên cạnh đó,
nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, chi phí lắp đặt thiết bị định vị xe máy, ô tôcòn ở mức
cao so với khả năng tài chính của họ.
Thực tế, các văn bản quy định về TBGSHT đã được
Bộ GTVT ban hành, hướng dẫn thực hiện đầy đủ. Đến nay, 15 doanh nghiệp
cung cấp TBGSHT được cấp tem hợp quy cũng đã được công bố nhưng đến giờ
nhiều doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải tư nhân nhỏ
với vài ba xe vẫn đang ở thế “ngong ngóng” chứ chưa triển khai lắp đặt
TBGSHT.
Ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TNHH
Thương mại điện tử Vinh Hiển (V-ECOM) và ông Nguyễn Bá Tuấn - Giám đốc
Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ tự động Tân Á Châu (NASIA) - 2 doanh
nghiệp sản xuất hộp đen đã được Bộ GTVT cấp tem hợp quy cho sản phẩm đều
từ chối cho biết, số lượng cụ thể hộp đen hợp quy đã bán ra thị trường.
Họ đều rằng, tuy doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thiện được TBGSHT hợp
chuẩn theo quy định nhưng số lượng thiết bị được tiêu thụ chưa được
nhiều bởi hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhỏ lẻ vẫn đang
“nghe ngóng”, có lẽ họ chờ đợi đến thời gian chế tài xử phạt có hiệu lực
(?!).
Lý giải về việc chưa lắp hộp đen, một doanh
nghiệp vận tải tư nhân cho biết, với giá lắp đặt khoảng 7 triệu
đồng/chiếc thì công ty này cần phải đầu tư hơn 200 triệu đồng, chưa tính
tiền duy trì hoạt động khoảng 150 nghìn/xe/tháng. Trong khi tình hình
kinh doanh vận tải cũng đang rất khó khăn, đặc biệt thời gian xử phạt
chưa tới nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục... chờ thêm một thời gian nữa.
Băn khoăn “lọt” hộp đen hợp quy kém chất lượng
Bên cạnh đó, theo một số doanh nghiệp vận tải
đã lắp đặt hộp đen hợp chuẩn, khi vận hành vẫn gặp một số lỗi như: rớt
mạng, hệ thống bản đồ số vệ tinh cập nhật không đầy đủ các tuyến
đường,... Quy trao đổi với một số doanh nghiệp cung cấp thiết bị, được
biết, hiện nay, TBGSHT đều sử dụng hệ thống bản đồ trên Google Maps, hệ
thống thông tin địa lý (GIS), VietMap...
Đây là những hệ thống bản đồ vệ tinh phổ biến
nhất hiện nay, tuy nhiên, việc cập nhật đường sá vẫn chưa hoàn chỉnh.
Điều này xảy ra chủ yếu ở các khu vực ngoại thành và các tỉnh giáp ranh
thành phố lớn. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp và sản xuất hộp đen chủ
yếu tự thiết kế và áp dụng bản đồ, đồng thời, chủ động cập nhật tên
đường và các địa chỉ mới trên hệ thống bản đồ đã xây dựng, từng bước
khắc phục điểm yếu trên. Tuy nhiên, việc “rớt” mạng chỉ có thể xảy ra ở
thời gian rất ngắn và không thường xuyên còn nếu xảy ra liên tục và kéo
dài là do sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng.
Nguy cơ về hộp đen kém chất lượng cũng đang
được đặt ra. Theo quy định hợp chuẩn đối với TBGSHT nhập khẩu, các lô
hàng sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên, điều đó có nghĩa là khả năng nhiều
thiết bị kém chất lượng cũng vẫn lọt qua sự kiểm định để được cấp tem
hợp quy.
Ngoài ra, quy định từng lô hàng đều phải làm
thủ tục hợp quy, mỗi lô hàng đó đều được cấp theo một dãy số seri. Tuy
nhiên, thực tế, quy định này có thể sẽ bị các đơn vị nhập khẩu lợi dụng
khi chỉ cần làm hợp quy lô đầu để lấy dải seri, sau đó các lô sau đặt
hàng trùng số seri để gian lận và tránh phải đi đo kiểm, tránh làm thủ
tục hợp quy, tuồn hàng kém chất lượng vào thị trường Việt Nam.
Tính đến ngày
7/10/2011, Bộ GTVT đã cấp chứng nhận hợp quy cho 14 TBGSHT sản xuất
trong nước và 1 TBGSHT nhập khẩu. Đó là sản phẩm VT300 do Công ty TNHH
Ứng dụng Bản đồ Việt (VIETMAP) nhập khẩu từ Đài Loan.
Hiện
tại, Bộ GTVT vẫn tiếp tục xem xét cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm giám
sát hành trình sản xuất trong nước và nhập khẩu về Việt Nam.
xem thêm :
http://dinh-vi-xe-may-vgl.blogspot.com/ |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét