Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Chỉ trong một thời gian ngắn, gần 70 nghìn xe ô tô kinh doanh vận tải đã được lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) là một bước tiến dài về KHCN trong vận tải đường bộ. Nó được ví như đôi “mắt thần” quản lái xe: Xe đang ở đâu, chạy tốc độ bao nhiêu, hay lái xe đang làm gì... mọi nội dung cần quản lý, giám sát đều “biết tuốt” qua thiết bị này.
Nhờ thiết bị GSHT, người quản lý dù ngồi nhà cũng vẫn biết xe của doanh nghiệp mình đang chạy ở đâu

Không có GSHT, tài “thánh” quản được lái xe

“Không có định vị oto GSHT tài thánh quản được mấy ông lái xe, bởi xe chạy khắp nơi, mình có theo được nó đâu”, là chia sẻ của nhiều chủ doanh nghiệp trước khi chủ trương lắp đặt thiết bị này được Bộ GTVT triển khai. 

Ông Phùng Ngọc Hà - Giám đốc doanh nghiệp Thống Nhất,  cũng là người đầu tiên lắp đặt thiết bị GSHT cho hàng loạt xe đầu kéo kinh doanh hàng hóa cho biết, đầu năm 2011 (tức là hai năm trước khi Nhà nước có quy định về lắp thiết bị GSHT cho xe đầu kéo-NV), toàn bộ hơn 300 xe đầu kéo của Thống Nhất đã được lắp đặt thiết bị này.
"Quan điểm của Bộ GTVT là cương quyết xử lý nghiêm vi phạm và xử lý ngay từ doanh nghiệp là nơi quản lý tài xế và phương tiện kinh doanh. Chế tài xử phạt vi phạm qua theo dõi của thiết bị GSHT được quy định rất nghiêm khắc. Rất nhiều hành vi vi phạm sẽ khiến doanh nghiệp bị tước phù hiệu chạy xe, tước giấy phép kinh doanh vận tải. Đối với doanh nghiệp làm ăn kinh doanh, hình thức xử phạt như vậy còn nặng hơn phạt tiền”.
Ông Nguyễn Văn Quyền 
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ VN
“Trước đó, tôi đã rất mong có được một thiết bị giúp cho mình biết được hành trình của xe, đang ở đâu, dừng đỗ hay chạy tốc độ bao nhiêu. Chỉ được thế thôi cũng đã là quý lắm với một người làm vận tải rồi. Vì làm vận tải phải rất sâu sát, từng li từng tí mới kiểm soát và đảm bảo được an toàn cho xe.
Do đó, sau khi biết trên thị trường bắt đầu có loại thiết bị này, tôi đã cho tìm hiểu ngay và cũng chính nhờ thiết bị này, tôi quyết định mua sắm thêm phương tiện, mở rộng kinh doanh”, ông Hà chia sẻ.
Cũng theo ông Hà, giờ chỉ cần cái máy tính hay điện thoại, lý dù ngồi văn phòng hay đang ở bất cứ đâu, ông đều biết chính xác tới 100% tất cả mọi việc cần quản lý như: Từng chiếc xe đang hoạt động ở đâu, đang chạy hay dừng, chạy tốc độ bao nhiêu, chạy có theo đúng hành trình tuyến đường của công ty hay không. 

Thậm chí, tài xế đang nổ máy ngủ trên xe, quản lý ở nhà cũng biết được. Lỗi này công ty phạt đến 10 triệu đồng, vì đỗ xe nổ máy để chạy máy lạnh là cấm tiệt vì rất tốn nhiên liệu. “Hai nội dung quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp làm vận tải là tốc độ chạy xe và tiêu hao nhiên liệu giờ chúng tôi đều quản được”, ông Hà nói.

Còn ông Nguyễn Vĩ Đức - Công ty CP Vận tải khách Thái Bình lại cho rằng, nhờ có thiết bị GSHT, những hiểm nguy khi lái xe chạy quá nhanh hay buồn ngủ, ngủ gật trong khi đang lái xe nay cũng có thể phòng ngừa được. Hai quy định quan trọng nhất với vận tải khách là không chạy quá tốc độ và lái xe không làm việc quá số giờ quy định đã giám sát, thực hiện được qua theo dõi trên thiết bị GSHT, sát sao được đến từng xe, để luôn nhắc nhở lái xe tuân thủ. 

“Doanh nghiệp tôi có 87 xe, trong đó 44 xe giường nằm, giờ nhờ có thiết bị GSHT mà toàn bộ những vi phạm như quá tốc độ, lái xe không cho xe vào nghỉ, hoặc nghỉ không đủ tối thiểu 30 phút tại các trạm dừng nghỉ đều quản lý được hết”, ông Đức tâm sự.
Thông số của một chiếc xe như vị trí, vận tốc, số lần mở cửa hiển thị đầy đủ trên màn hình của người quản lý doanh nghiệp vận tải

Sợ nhất… mất sóng

Nhiều doanh nghiệp vận tải rất phấn chấn vì hiệu quả thấy rõ của thiết bị GSHT đối với công việc kinh doanh của mình. Song họ cũng lo lắng bị phạt vì sóng cho thiết bị hoạt động nhiều nơi rất phập phù. 
Ông Nguyễn Ngọc Xuân, đại diện cho Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang kêu khổ: “Xe cứ đến Cái Tắc - Cần Thơ là mất sóng, thiết bị GSHT không hoạt động và y như rằng bị CSGT chặn ở đây để phạt. Mỗi lần phạt 2,5 triệu đồng. Qua Cái Tắc thì lại lập tức có sóng”.

Anh Hoàng Quang Ngọc - chủ doanh nghiệp vận tải Hoàng Hà ở Hà Nội cùng chung tâm trạng lo lắng cho biết: “Xe tôi đi tới đoạn gần Thanh Trì rất hay bị mất sóng thiết bị GSHT. Rất khó hiểu, ở đó gần trung tâm Thủ đô lại ở vị trí cao, làm sao mà mất sóng? Có khi xe đã tới Hà Nam rồi mà thiết bị vẫn báo ở cầu Thanh Trì, vì khi đó sóng vẫn chưa có lại. Nếu bị phạt lỗi này thì xe nào cũng “dính”. Không rõ phát sóng yếu hay thiết bị tiếp sóng yếu, tôi đã nhiều lần báo nhà cung cấp nhưng họ cũng lúng túng, chưa rõ sẽ giải quyết theo hướng nào”. 
Tước giấy phép kinh doanh còn nặng hơn phạt tiền

Nhớ lại những ngày bắt đầu triển khai chủ trương đồng loạt lắp đặt thiết bị GSHT của Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết: “Khi còn làm dự thảo Luật GTĐB 2008, một số cán bộ Cục Đường bộ VN khi đó đã có cơ hội tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý đường bộ tại Đức và Newzealand. Lái xe của họ tuân thủ rất nghiêm quy định về tốc độ, dù đường vắng xe, vắng CSGT họ cũng lái xe rất từ tốn. Hỏi ra mới biết, trên xe khách của họ có lắp thiết bị GSHT. Tất cả những thông tin về tốc độ xe, thời gian làm việc của lái xe... đều được ghi nhận, vi phạm là lái xe bị treo bằng ngay”.

Sau đó vài năm ở trong nước, một số hãng xe như taxi Mai Linh khu vực TP HCM, xe khách Hoàng Hà ở Thái Bình rồi xe khách Hoàng Long ở Hải Phòng bắt đầu lắp thiết bị GSHT để tự quản lý, giám sát vận tải của doanh nghiệp rất hiệu quả. 

Chính những ưu việt của thiết bị này, các cán bộ của Cục Đường bộ VN lúc đó đề xuất và Bộ GTVT đã nhanh chóng quyết định đưa quy định về GSHT xe vào dự thảo khi xây dựng Luật GTĐB năm 2008. 

Những ý tưởng về quản lý tốc độ, hành trình, số giờ làm việc của lái xe, nay đã thực hiện được. Một số doanh nghiệp còn tích hợp thêm một số chức năng quản lý theo nhu cầu của doanh nghiệp như quản lý nhiên liệu, bảo hành sửa chữa.
Tổng hợp tin từ: định vị oto xe máy vietglobal

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!